Giới thiệu về dự luật
Vào ngày 2 tháng 7 năm 2025, Thượng viện Mỹ đã thông qua một trong những dự luật chính sách quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, với tổng giá trị lên tới 3,3 nghìn tỷ đô la. Dự luật này không chỉ đơn thuần là một tờ giấy thông qua ở Quốc hội, mà còn thể hiện một bước tiến lớn trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm thực hiện các cam kết chính trị và tài khóa của ông. Trong bối cảnh bầu cử giữa kỳ 2026 đang đến gần, việc thông qua dự luật này hứa hẹn sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế, nhất là khi mô hình tài chính của chính phủ đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Cắt giảm thuế đã biến thành vĩnh viễn
Dự luật "One Big Beautiful Bill" sẽ biến các khoản cắt giảm thuế tạm thời từ nhiệm kỳ đầu của Trump thành vĩnh viễn, tăng mức khấu trừ tiêu chuẩn lên $1,000 cho cá nhân, $1,500 cho người đứng đầu hộ gia đình và $2,000 cho các cặp vợ chồng.
Dự luật cũng cấp $54 tỷ cho an ninh biên giới, yêu cầu làm việc nghiêm ngặt hơn cho người nhận Medicaid và SNAP, có thể khiến 10,6 triệu người mất quyền lợi chăm sóc y tế. Hỗ trợ thuế cho năng lượng sạch sẽ bị giảm, còn doanh nghiệp được phép khấu trừ 100% chi phí cho thiết bị trong năm đầu.
Dự luật dự kiến gia tăng thâm hụt ngân sách khoảng $3,3 nghìn tỷ trong 10 năm tới. Đã được Thượng viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Hạ viện để bỏ phiếu, đánh dấu thắng lợi của Tổng thống Trump trong Đảng Cộng hòa.
Tác động đến cử tri và tranh luận chính trị
Mặc dù dự luật được thông qua với sự đồng thuận từ các thành viên Đảng Cộng hòa, nhưng điều này không đảm bảo rằng nó sẽ làm tăng uy tín của Tổng thống với cử tri. Các cuộc khảo sát cho thấy gần hai phần ba cử tri không ủng hộ dự luật, trong đó có cả một bộ phận lớn cử tri độc lập và Dân chủ. Điều này cho thấy một sự mất lòng tin đáng kể từ phía cộng đồng cử tri, điều mà Trump phải đối mặt khi vận động cho cuộc bầu cử lại sắp tới.
Đảng Dân chủ đã nhanh chóng khai thác tâm lý tiêu cực này từ cử tri, cáo buộc rằng dự luật sẽ ảnh hưởng đến các dịch vụ xã hội cần thiết cho người dân. Chẳng hạn, các chương trình như Medicaid đã thực sự trở thành “con dao hai lưỡi” giữa những người ủng hộ và phản đối dự luật. Điều này không chỉ tác động đến chính sách tài khóa mà còn có thể tạo ra những chán ngán trong xã hội và chia rẽ ý kiến giữa các nhóm cử tri khác nhau.
Gia tăng thâm hụt thì ảnh hưởng gì đến USD?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn thông qua biểu đồ sau. Khi một quốc gia đẩy mạnh thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc tăng cung tiền từ Q1→ Q2. Điều này cũng sẽ khiến cho cầu tiền giảm đi đồng thời giảm đi giá trị của đồng nội tệ. Do đó việc chính phủ Mỹ thông qua “One big beautifull bill” đồng nghĩa với việc tiếp tục gia tăng thâm hụt tài khóa khiến cho giá trị của đồng USD giảm đi. Bên cạnh đó việc thông qua kế hoạch này còn khiến cho lợi suất TPCP Mỹ dài hạn tăng lên. Nhà đầu tư yêu cầu Premium cao hơn khi lo ngại về kỳ vọng lạm phát cũng như mức độ thâm hụt của ngân sách.
Lợi suất TPCP quá cao khiến chi phí đi vay của kho bạc Mỹ đắt đỏ hơn, lãi vay duy trì cao và khó giảm, khối lượng đáo hạn TPCP cực cao trong năm 2025 lại đi kèm với sự suy yếu của dòng tiền mua các tài sản Mỹ đã khiến FED phải can thiệp thông qua nới các điều kiện về tỷ lệ đòn bẩy bổ sung SLR/eSLR để giúp các NHTM tại Mỹ tăng khả năng hấp thụ lượng T-Bill mới phát hành nhằm đảo bảo vòng quay của thị trường. Sâu xa hơn còn nhiều lý do khiến cho đồng USD/TPCP Mỹ cũng dần mất đi các vị thế của mình.
Đặc quyền xa xỉ của Mỹ đã kết thúc hay là Mar-a-lago đã bắt đầu?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về đặc quyền xa xỉ (Exorbitant privilege) của Mỹ. Bạn có thể thấy rất nhiều lần Tổng thống Trump lên phát biểu về việc mức thâm hụt thương mại kỷ lục của Mỹ khi nước này là quốc gia nhập siêu hàng hóa. Điều này theo Trump lý giải là các quốc gia khác đang tận dụng từ Mỹ và Mỹ không thu lại lợi lộc gì. Tuy nhiên đây mới chỉ là một nửa của vấn đề khi Mỹ lại là quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới VÀ HỌ CÓ ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ TOÀN CẦU.
Điều này tạo ra cho Mỹ một đặc quyền khi họ vừa nhận được tiền từ xuất khẩu dịch vụ của họ (Công nghệ, dịch vụ tài chính) vừa nhận được dòng tiền từ các quốc gia còn lại khi họ xuất khẩu sang Mỹ để đổi lấy USD và lại quay lại Mỹ để mua các tài sản của Mỹ (Cổ phiếu, trái phiếu). Nói cách khác họ không cần phải sản xuất ra hàng hóa, vật chất (các công việc mà người Mỹ không muốn làm) mà vẫn có thể nhận được bằng cách xuất khẩu dịch vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số lợi ích khi có được đặc quyền này như:
Lợi thế khi in tiền: Khi Hoa Kỳ phát hành USD, các nước khác phải mua USD, có 2 thứ cần lưu ý điều này:
Seigniorage (Lợi tức phát hành tiền): Mỹ với lợi thế được in thoải mái USD với rất ít ràng buộc, thứ ràng buộc lớn nhất là lạm phát. Do đó Mỹ có thể thoái mái in USD và hưởng được lợi tức phát hành tiền. Lợi tức này là khoản chênh lệch giữa giá trị để sản xuất ra 1 USD và mệnh giá 1 USD của nó.
Mỹ có thể thoái mái in tiền trong khi các quốc gia lại mua USD khiến cho các quốc gia này phải nhập khẩu lạm phát từ Mỹ.
Điều này khiến cho Mỹ luôn duy trì được đặc quyền của mình với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn khi họ sẽ phải tập trung vào nắm giữ các tài sản dự trữ là USD và các tài sản của Mỹ vì gần như không có được nhiều tài sản thay thế.
Tuy nhiên xu hướng này đang dần thay đổi từ sau năm 2012 khi Trung Quốc từ Top Holding liên tục hạ tỷ lệ nắm giữ TPCP Mỹ. Họ nhận ra rằng họ đã luôn làm việc để đổi lại “Lạm phát nhập khẩu USD”.
Xu hướng này cũng diễn ra với cả việc sử dụng đồng Dollar làm dự trữ ngoại hối trên toàn cầu khi các quốc gia khác đã liên tục đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình bằng các đồng tiền khác (RMB, EUR) hoặc một tài sản đang nổi lên như điểm đến cho các NHTW muốn đa dạng hóa danh mục tài sản khỏi đồng USD là Vàng. Tuy nhiên nhìn chung xu hướng này còn rất chậm nhưng nó đã bắt đầu diễn ra khiến Mỹ dần mất đi đặc quyền của mình. Điều này dẫn đến việc nước Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tái cấu trúc lại danh mục TPCP của mình khi khối lượng đáo hạn trong năm 2025 là rất lớn và dòng tiền nước ngoại lại đang giảm nhu cầu nắm giữ USD.

Do đó chúng tôi cho rằng nước Mỹ đang dần mất đi đặc quyền của mình khi các quốc gia khác tìm cách đa dạng hóa khỏi đồng USD. Các quyết định của tổng thống Trump cũng có thể là Big Factor đẩy xu hướng này lên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên việc đồng USD giảm giá lại đang đi đúng với một kế hoạch mà nhiều người rất quan tâm là kế hoạch “Mar-a-lago” từ Stephan Miran - chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump đưa ra trong báo cáo “A User’s Guide to Restructuring the Global Trading System” của ông vào trước khi Trump nhậm chức.
Chúng ta sẽ bàn luận sâu hơn trong phần 2 của bài viết này